CÔNG DỤNG CỦA VÔI TRONG XỬ LÝ AO NUÔI

Trong quá trình cải tạo ao, diệt khuẩn nguồn nước, xử lý nước bà con sử dụng rất nhiều loại hóa chất mà đôi lúc bà con cũng chưa hiểu rõ hết những công dụng, cách dùng của từng loại hóa chất.

Trong quá trình sử dụng cần lưu ý những gì, thời điểm nào sử dụng thích hợp để mang lại hiệu quả xử lý cao nhất. Tin Cậy sẽ giải ngố về công dụng của một số loại hóa chất để bà con có thêm thông tin nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng nhé.

Vôi

Công dụng

  • Vôi có tác dụng hạ phèn đất và nước, nâng độ pH, sát trùng đáy ao, diệt địch hại, rong tảo và các mầm bệnh trong ao, phân hủy bùn đáy ao.
  • Đối với ao tôm, vôi có tác dụng làm cứng vỏ sau khi khi tôm lột xác. Tuy nhiên, cũng không nên bón vôi quá nhiều, vì có thể gây tác hại cho môi trường.

Các loại vôi thường được dùng trong thủy sảnBiện pháp cải tạo và xử lý ao nuôi trước khi thả tôm rất quan trọng

Tên Ứng dụng Liều lượng
CaO (hay còn gọi là vôi sống, vôi nóng, vôi nung) Có tác dụng tăng pH mạnh dùng cải tạo ao.

Ngoài ra còn dùng rải quanh bờ ao nuôi để sát khuẩn, khử phèn mỗi khi trời mưa.

Sử dụng trong trường hợp độ pH cực thấp < 4.5 và được sử dụng để kiểm soát dịch bệnh. 

Cải tạo ao: 70 – 100 kg/1000m2
Ca(OH)2 (hay còn gọi là vôi bột, vôi tôi) Dùng để cải tạo ao và làm tăng mạnh pH trong đất và nước. Có ảnh hưởng lớn đến pH nước nên tránh bón vào buổi chiều. Cải tạo ao: 100 -150kg/1000m2
CaCO3 (hay còn gọi là vôi đá, vôi nông nghiệp, super canxi) Thường sử dụng để xử lý hạ phèn, khử trùng, lắng chìm các chất hữu cơ.

Sử dụng để cải tạo ao hoặc ao đang nuôi tôm cá.

Ưu điểm của vôi đá là màu trắng nên khi sử dụng sẽ ít gây biến động cho môi trường hơn so với những loại vôi khác.

Cải tạo ao: 100 -150kg/1000m2

Hạ phèn, điều chỉnh độ trong của nước: 20 – 40kg kg/1000m3, hòa với nước tạt khắp ao

Dolomite (hay còn gọi là vôi đen CaMg(CO3)2 Thường được sử dụng để cân bằng độ pH, bổ sung khoáng và bổ sung lượng magie cho nước, tăng kiềm.  Sử dụng cho ao đang nuôi tôm cá. Tăng kiềm: 20kg/1000m3

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *