GIẢI PHÁP Ủ PHÂN HỮU CƠ

Giải pháp ủ phân hữu cơ (ủ phân Compost) sử dụng vi sinh vật như là chất xúc tác nhằm đẩy nhanh quá trình ủ, rút ngắn thời gian ủ phân từ 20% – 50%. Đồng thời, giảm mùi hôi phát sinh và nồng độ ô nhiễm của nước rỉ ra từ đống ủ.

Ủ phân Hữu cơ hay còn gọi là ủ rác, ủ chất thải lên men để sản xuất phân hữu cơ đang ngày càng được quan tâm. So với phương pháp truyền thống là ủ tự nhiên (thời gian ủ lâu, chất lượng phân cho ra không được đảm bảo, mùi hôi phát sinh nhiều), hiện nay sử dụng men vi sinh trong ủ phân hữu cơ được ưa chuộng hơn.

Giải pháp ủ phân hữu cơ sử dụng men vi sinh: 

  • Quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn, tăng tốc quá trình ủ, rút ngắn thời gian ủ phân từ 20% – 50%.
  • Chất lượng phân hữu cơ đầu ra tốt hơn, đều hơn.
  • Giảm mùi hôi phát sinh trong quá trình ủ.
  • Giảm nồng độ ô nhiễm trong nước rỉ ra từ đống ủ.

Phân hữu cơ được ủ bằng giải pháp này cũng chứa những lợi ích vượt trội:

  • Cây trồng sử dụng phân ủ khỏe mạnh và ít sâu bệnh.
  • Góp phần bổ sung các chủng vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng.
  • Giúp cây trồng có tốc độ tăng trưởng và cho năng suất thu hoạch cao hơn.

Những loại rác thải để ủ phân

Ứng Dụng Của Giải Pháp Ủ Phân Hữu Cơ

Giải pháp ủ phân hữu cơ có thể ứng dụng cho nhiều loại nguyên liệu ủ khác nhau như: Phân heo, phân gà, phân bò, rơm rạ, rác thải thực phẩm, rác thải sinh hoạt…

Công nghệ ủ phân là một quá trình phân giải phức tạp của các chất Gluxit, Lipit và Protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí đảm nhiệm. Xử lý rác hoặc chất thải làm phân hữu cơ là biện pháp rất có ích. Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp với phân người hoặc phân gia súc (đôi khi cả than bùn), cho ra phân hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất.

Có mấy loại phân hữu cơ?

Để thực hiện ủ phân tại nhà đạt hiệu quả cao, bạn cần nhận biết được các loại phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay. Phân bón hữu cơ được chia thành 2 nhóm chính:

  • Phân bón hữu cơ truyền thống: phân xanh, phân chuồng, phân rác….
  • Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

Phân bón hữu cơ truyền thống

Về quá trình ủ phân tại nhà, phân bón hữu cơ truyền thống rất được ưa chuộng bởi loại này rất dễ tìm và giá thành thấp. Bao gồm các loại như sau:

  • Nguồn gốc từ phân gia súc, gia cầm, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, phân xanh, rác thải …được sử dụng bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.
  • Phân bón hữu cơ truyền thống thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài, và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân chuồng

  • Phân chuồng có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật như phân gia cầm, gia súc.
  • Phân chuồng bao gồm các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng.
  • Cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất tốt hơn, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất, đặc biệt tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh.

Phân xanh

Phân xanh là xác của các loại cây xanh được dùng làm phân hữu cơ tươi không qua quá trình ủ hoai và thường được dùng để bón lót cho cây hàng năm.

Phân rác

Phân rác là loại phân hữu cơ chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, rơm rạ… Phân được ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.

Than bùn

  • Than bùn phải qua chế biến thì mới có thể sử dụng được cho cây trồng.
  • Than bùn bón cải tạo rất tốt, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.

Phân bón hữu cơ công nghiệp

Khi ủ phân tại nhà, bên cạnh phân truyền thống thì phân bón hữu cơ công nghiệp cũng được sử dụng khá phổ biến:

  • Là những loại phân bón hữu cơ sử dụng quy trình công nghiệp chế biến từ các chất hữu cơ.
  • Khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra những loại phân bón có chất lượng tốt.

Phân bón vi sinh

  • Là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải hữu cơ…
  • Nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân hủy các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu.
  • Tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất.

Phân bón hữu cơ sinh học

Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một chất sinh học (axít fulvic, axít humic, axít amin, vitamin…).

Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh được dùng để ủ phân tại nhà, là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một loài vi sinh vật có ích.

Phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng.

Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà

Một vài cách ủ phân hữu cơ tại nhà

Dưới đây là những cách ủ phân tại nhà đơn giản. Bạn có thể thực hiện một trong các cách dưới đây:

Kỹ thuật ủ nổi

  • Khi ủ phân hữu cơ bạn cần kết hợp với một trong các loại sản phẩm vi sinh như vi sinh ủ phân 
  • Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, dồn thành một đống với độ cao khoảng 2m.
  • Sau đó phủ lớp bùn nhão kín lên toàn bộ đống phân, lấy nilon che đống ủ đó lại.
  • Bạn nên áp dụng cách ủ phân hữu cơ đối với phân chuồng hay phân bắc đem lại hiệu quả tốt nhất.

Ủ phân hữu cơ đơn giản

Cách ủ phân tại nhà đơn giản

Kỹ thuật ủ phân chìm

Với những kỹ thuật ủ phân tại nhà đơn giản sau đây sẽ giúp bạn hoàn thành tốt quá trình ủ:

  • Đào cái hố ủ chỗ đất cao ráo. Ở dưới đáy hố được lót bằng nilon hoặc lá chuối tươi để chống nước phân chảy đi hoặc nước ngầm xâm nhập vào.
  • Tiếp theo ủ lên phân bắc, phân xanh, phân chuồng vào hố đã chuẩn bị trước đó.
  • Phân hữu cơ đạt yêu cầu là sau khi ủ phải tơi xốp, có màu đen không còn mùi hôi.

Ưu – nhược điểm của cách ủ phân hữu cơ

Ưu điểm

  • Giúp nông dân tận dụng tối đa những loại rác thải có ích, tiết kiệm chi phí đầu tư cho phân bón
  • Giảm được lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cho đất và cây trồng, giúp nông sản an toàn hơn với người sử dụng
  • Sử dụng phân hữu cơ cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất tốt, giảm xói mòn đất
  • Sử dụng phân hữu cơ còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển giúp cân bằng hệ sinh thái

Nhược điểm

  • Chất lượng cách ủ phân hữu cơ thường không đồng đều, một số loại phân hữu cơ có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng thấp
  • Phân hữu cơ phân giải chất dinh dưỡng chậm, mất 10 – 15 ngày cây mới hấp thu được. Nên không thích hợp cho những loại cây đang cần bổ sung chất dinh dưỡng gấp.
  • Một số loại phân bón hữu cơ cần được xử lý trước khi dùng để tránh gây hại hay lây bệnh cho cây trồng
  • Cần có diện tích đất trống lớn để ủ phân, tốn nhiều thời gian và công sức để ủ
  • Một số loại phân hữu cơ có mùi nếu không quen sẽ khó chịu khi sử dụng
  • Quá trình ủ phân hữu cơ cũng thường bốc mùi khó chịu, làm mất mỹ quan khu vực xung quanh

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì? 5 ưu, nhược điểm cần nắm rõ

Những điều cần lưu ý khi ủ phân hữu cơ

  • Lưu ý vị trí đặt thùng phân ủ, bạn cần chọn một địa điểm có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp để vi sinh ủ phân có thể hoạt động tốt và tạo ra nhiều chất dinh dưỡng
  • Lưu ý đến thành phần phụ vật liệu mà bạn thêm vào phân ủ. Không thêm các sản phẩm chứa nhiều dầu, chất béo tránh làm phân khó phân hủy. Không thêm quá nhiều vật liệu giàu carbon và nitơ vào phân ủ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng phân và thời gian ủ phân
  • Bên cạnh đó, bạn cũng không nên thêm quá nhiều phụ liệu làm mất thời gian phân hủy
  • Một số phương pháp ủ phân cần nén chặt các lớp phân, tuy nhiên bạn cũng cần đảo trộn đống phân để cung cấp thêm oxy cho vi sinh ủ phân, giúp đẩy nhanh quá trình ủ phân.
  • Lưu ý đến nhiệt độ của đống phân ủ, không được để quá nóng hay quá lạnh
  • Lưu ý đến độ ẩm của đống phân ủ, cần cung cấp đủ nước để phân không bị khô nhưng cũng không được thêm quá nhiều nước vào phân trộn

Trên đây là những chia sẻ cách ủ phân đơn giản bằng phương pháp ủ hữu cơ. Tự làm phân hữu cơ tại nhà với quy trình ủ phân hữu cơ này sẽ giúp bạn có thể trồng và thu hoạch các loại rau củ quả an toàn cho sức khỏe, đảm bảo được môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *